Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành bệnh táo bón ở trẻ

Chứng táo bón ở trẻ luôn được các bậc cha mẹ quan tâm bởi vì một khi trẻ bị táo bón thì cực kỳ khổ sở khi không thể đi vệ sinh được, thậm chí nặng còn bị đi ra máu khiến cha mẹ mất ăn mất ngủ. Vậy thì nguyên nhân dẫn đến việc hình thành bệnh táo bón ở trẻ là gì?


Biểu hiện khi trẻ bị táo bón


Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần)với trẻ lớn.
Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân khô cứng, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chướng bụng, còi cọc, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hằng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây nguy hại cho sức khoẻ của trẻ.




Có thể trẻ bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.

Nguyên nhân trẻ bị chứng táo bón


Có 3 căn nguyên chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ

Có thể trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Ở trẻ lớn còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần như nhịn đại tiện do sợ bẩn, sợ thối hoặc ngại đi đại tiện, ở tuổi mẫu giáo trẻ sợ cô giáo không dám xin phép đi đại tiện, không luyện thói quen đi ngoài đúng giờ.

Căn nguyên do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng, khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.


Ngoài ra còn có các nguyên do mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ uống sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa thì con cũng dễ bị táo bón.

Khi phụ huynh thấy bé có những triệu chứng kéo dài và không khỏi dù đã điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn cho bé hoặc các loại thuốc đặc trị thì nên đưa bé đến các phòng khám chuyên khoa để có thể điều trị bệnh thật nhanh chóng để ngăn chặn việc phát sinh những căn bệnh tại hậu môn khác. Nếu cần giải đáp thêm nhiều thắc mắc về bệnh, mọi người có thể liên hệ đến Phòng khám đa khoa Hồng Phong để được các bác sĩ tư vấn.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM 

Nguồn: chuabenhohaumon.blogspot.com